70.555 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon
Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc (Press Cup), lần VII – 2023, khu vực phía nam sẽ tranh tài từ ngày 9.8.2023 đến ngày 13.8.2023 tại sân bóng đá Tao Đàn (quận 1, TP.HCM).U Minh Hạ - hào sảng tình đất, tình người
Thỏa thuận hợp tác cũng hướng đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và tạo ra những động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Huế.Đây là một trong số những thỏa thuận hợp tác quan trọng và toàn diện liên quan đến chuyển đổi số được Huế công bố sau khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1.1.2025. Chuyển đổi số được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu, bao gồm phát triển hạ tầng số, ứng dụng công nghệ vào quản lý đô thị và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong lĩnh vực thông tin, giải trí, dịch vụ.Trong khuôn khổ hợp tác ba năm, hai bên sẽ tập trung triển khai những chương trình thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên không gian mạng.Ngoài ra, Grab cũng có kế hoạch sớm triển khai thử nghiệm dịch vụ Grab Xích Lô ở Huế, góp phần hỗ trợ các tài xế xe xích lô chuyển đổi số, từ đó số hóa một trải nghiệm di chuyển rất đặc trưng của Huế được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng.Đồng thời, Grab sẽ kết hợp với các đơn vị lữ hành để tạo ra các Gói hành trình Huế nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách khi tới Huế với chuỗi dịch vụ liền mạch, tiện lợi và tiết kiệm trên ứng dụng Grab.Grab cũng sẽ tận dụng thế mạnh công nghệ và nền tảng của mình để quảng bá du lịch, ẩm thực và đặc sản Huế cả trong ứng dụng Grab và ngoài ứng dụng Grab. Grab cũng cam kết đồng hành với các sự kiện văn hóa - xã hội quan trọng của thành phố Huế, từ đó góp phần phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế đến khách du lịch trong và ngoài nước.
Dẻo thơm cơm trắng Bồ Nâu
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.
Chiều 9.1, tại trụ sở TAND Q.Tân Phú, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Duy (44 tuổi, Chánh văn phòng TAND TP.HCM) giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú của ông Phạm Ngọc Duy là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ của tân chánh án trong giai đoạn này là hết sức nặng nề, trên tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ, bảo vệ nhà nước pháp quyền, cần bám chắc các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, các quy định, các tiêu chí của nghành, tiếp tục rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chánh án Lê Thanh Phong cũng gửi gắm tân chánh án cùng tập thể cán bộ, công chức và người lao động tại TAND Q.Tân Phú đoàn kết, gắn bó để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả mà những năm qua TAND Q.Tân Phú đã đạt được.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.Tân Phú Phạm Ngọc Duy cảm ơn Ban cán sự Đảng TAND TP.HCM, Quận ủy Q.Tân Phú đã tin tưởng giao nhiệm vụ về địa phương.Ông Duy xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo và xin hứa cùng tập thể cán bộ, công chức TAND Q.Tân Phú đoàn kết, thống nhất, đồng lòng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Đồng thời ông Phạm Ngọc Duy cũng cam kết sẽ hết mình, tận lực, tận tâm cũng như tinh thần của người thẩm phán là liêm khiết, chí công, vô tư để phụng sự nhân dân.Cũng trong chiều nay, TAND TP.HCM làm lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Tân (Chánh án Q.3, TP.HCM) giữ chức vụ Chánh văn phòng TAND TP.HCM.
GAM tiến đến MSI 2023 tại Anh
Thứ 2, về chế độ ăn, bác sĩ Long phân tích: “Chế độ ăn giàu đạm, làm cho thận chuyển hóa khá nhiều để lọc và đào thải. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ mà ít vận động sẽ tăng nguy cơ béo phì dẫn đến tăng huyết áp và tiểu đường sớm. Đó là những nguyên nhân lâu dần dẫn đến suy thận”.